Bộ gen di truyền của cả cha và mẹ luôn có vai trò
quan trọng nhất trong việc xác định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, đây không
phải là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng mà còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác như
điều kiện sống và chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu biết cách tập luyện và kiên trì
ứng dụng, những điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến chiều cao của trẻ em một
cách đáng kể. Theo đó, cha mẹ có thể có thể giúp trẻ tăng chiều cao và khỏe
hơn, thông qua các phương pháp đơn giản và hiệu quả sau đây.
1. Chế độ ăn uống cân bằng
Trong ba năm đầu đời và xoay quanh cột mốc trẻ
dậy thì, sự phát triển thể chất của trẻ xảy ra một cách vượt bậc, thậm chí cha
mẹ có thể thấy rõ qua từng tuần, từng tháng. Để được như vậy, khía cạnh quan
trọng nhất làm tăng chiều cao cho con là bạn cần đảm bảo bé có được
một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Cụ thể là các loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ phải
giàu dưỡng chất và cân bằng, phải bao gồm protein, carbohydrate, chất béo và vitamin theo
tỷ lệ chính xác. Nhằm giúp cho quá trình dài ra của xương, việc bổ sung canxi cho bé đúng cách là thông qua chế độ ăn uống thay
vì dùng các sản phẩm nhân tạo.
Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo rằng trẻ cần
tránh xa đồ ăn vặt giữa các bữa ăn để giúp sự hấp thu các chất từ bữa ăn chính
là hiệu quả nhất. Thực đơn cho trẻ cần chế biến từ các thực phẩm tươi sống,
tránh các thức ăn nhanh, chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, đồ uống có ga và đồ
chiên ngập dầu mỡ nói chung. Lúc này, một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ
cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp để tăng chiều cao cho con bạn mà còn giúp
bé khỏe hơn, thông minh hơn theo mọi mặt.
2. Bài tập kéo giãn cơ thể
Các bài tập kéo giãn cơ thể, dù chúng chỉ là
những bài tập đơn giản, có thể có tác động rất lớn đến chiều cao của con bạn.
Như vậy, ngay từ khi trẻ có ý thức và biết hợp tác, cha mẹ cần giới thiệu,
hướng dẫn hay làm mẫu cho con các bài tập kéo giãn xương khớp toàn
thân, điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng chiều cao.
Trong thực tế, việc thực hiện các động tác kéo
dài này sẽ giúp kéo dài cột sống và cũng cải thiện tư thế của con
bạn mọi lúc mọi nơi mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Các bài tập có
thể là những động tác đơn giản tiến hành lồng ghép trong những sinh hoạt hằng
ngày. Ví dụ như mẹ có thể đứng trên đầu ngón chân của mình, lưng dựa vào tường
để kéo căng các cơ ở chân và yêu cầu trẻ bắt chước làm theo. Một bài tập đơn
giản khác là cho trẻ ngồi trên sàn với hai chân dang rộng và vươn tay chạm vào
hai ngón chân bằng hai tay.
3. Bài tập treo mình
Các bài tập treo mình thực chất là những trò chơi
mà trẻ cần đi qua một quãng đường ngắn bằng cách đu mình trên các thanh nắm tay
trên đầu. Đây cũng là một trong những bài tập kinh điển trong nhiều thập kỷ nay
cho các bậc cha mẹ muốn con mình cao hơn.
Khi trẻ treo mình đu qua, trọng lực sẽ giúp cột
sống kéo giãn và trở nên thon dài. Đó là chi tiết quan trọng để các đốt sống
dài ra và trẻ sẽ trở nên cao hơn. Ngoài ra, việc treo mình thường xuyên cũng có
thể giúp sức cơ của các cơ bắp trên cánh tay và dọc sống lưng được mạnh mẽ hơn.
4. Tư thế yoga
Yoga không hẳn là một bộ môn tập luyện dành
riêng cho người lớn mà còn dành cho trẻ em, nhất là các trẻ dậy thì. Thực hành
yoga lâu đời cũng bao gồm rất nhiều bài tập thúc đẩy kéo dài và cân bằng cơ
thể. Vì vậy, đây cũng là phương pháp lý tưởng cho trẻ em để làm cho chúng cao
hơn.
Mặc dù một số động tác yoga trông có vẻ nhẹ
nhàng, khoan thai, việc tập luyện bộ môn này lại luôn khiến cho toàn bộ cơ thể
phải nỗ lực hoạt động tập trung cao độ, duỗi các cơ cánh tay, lưng và thậm chí
cả hai chân. Sau đó, toàn cơ thể lại phải cố gắng giữ hình dạng này càng lâu
càng tốt, để đạt hiệu quả chắc chắn hơn.
5. Nhảy dây
Nhảy dây cũng là một bài tập đơn giản, lặp đi lặp
lại liên tục. Tuy vậy, nó cũng không dễ dàng để thực hiện trong suốt một thời
gian nhất định mà không đòi hỏi tính kiên trì.
Khi nhảy dây, cơ thể đòi hỏi tất cả các cơ bắp đều
phải vận động và tập trung. Sức bật đòi hỏi đôi chân cần lặp lại nối tiếp nhau
trong thời gian rất ngắn cũng là một bài tập tuyệt vời nếu bạn muốn con trở nên
cao hơn. Khi đó, cơ thể kéo dài hoàn toàn khi trẻ nhảy qua dây, thúc đẩy sự
phát triển theo chiều dọc. Hơn nữa, nhảy dây cũng là một bài tập cho
hệ tim mạch tuyệt vời, giữ cho hệ tuần hoàn luôn hoạt động chặt chẽ và còn đem
lại một nguồn năng lượng tích cực.