Loãng xương nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh loãng xương hiệu quả nhất

Loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và gãy chỉ với chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí vô cùng tốn kém. 

Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống vẹo đi. Tuổi càng cao tình trạng loãng xương sẽ càng tiến triển nặng hơn vì quá trình chuyển hoá xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và huỷ xương, dẫn tới giảm mật độ xương. Khi người bệnh không được điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách, những biến chứng của loãng xương có thể xuất hiện như:

  • Gãy xương: Tình trạng loãng xương làm suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu, giòn, dễ gãy. Một số trường hợp chỉ cần va chạm nhẹ, cúi gập người hoặc ho, hắt hơi cũng có khả năng làm gãy xương. Vì xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, xương cẳng chân là các xương chịu lực tác động nhiều nhất cơ thể nên đây là các xương thường bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay, gãy khớp háng là tình trạng thường gặp ở người bệnh loãng xương lâu năm cao tuổi.
  • Lún xẹp đốt sống: Tình trạng lún xẹp đốt sống do loãng xương có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, biến chứng này có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài. Số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều có thể khiến tình trạng thoái hóa cột sống tiến triển nhanh hơn.
  • Suy giảm hoặc mất đi khả năng vận động: Người bị loãng xương có thể bị tàn phế vĩnh viễn. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Người bệnh thường phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, hoại tử, tắc mạch chi, mạch máu, ...

Cách chống loãng xương kết hợp giữa phương pháp tự nhiên và sử dụng thực phẩm bổ trợ.

Phương pháp tự nhiên

  • Chế độ ăn uống: bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu canxi theo nhu cầu của cơ thể và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt và tập luyện: Bạn nên vận động cơ thể thường xuyên để tăng sự dẻo dai cho cơ bắp và xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cần cẩn trọng trong sinh hoạt để phòng tránh té ngã.
  • Có thể sử dụng những dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.


Sử dụng thực phẩm bổ trợ:

Thực tế trong quá trình phòng tránh loãng xương bạn không cần phải bổ sung quá mức canxi và vitamin D bởi nếu thừa canxi quá nhiều sẽ gây ra các bệnh rất nguy hiểm như sỏi thận, cường giáp, rối loạn tiêu hóa...

Ở đây tôi chỉ khuyên bạn nên dùng một lượng vừa đủ canxi và vitamin D mỗi ngày.

Với ZGENT trong mỗi ống 10ml có chứa 108mg Canxi, 250IU vitamin D3 sẽ là vừa đủ để bạn phòng tránh được bệnh loãng xương hiệu quả, với chi phí không hề tốn kém mà lại rất dễ sử dụng. Ngoài ra bên trong thành phần của sản phẩm còn có chứa rất nhiều các loại vitamin khác, bổ sung thêm vào hàm lượng vitamin mỗi ngày cho cơ thể.

Sản phẩm đặc biệt ở chỗ có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt làm giảm nguy cơ thiếu hụt canxi ở phụ nữ có thai và cho con bú. Trẻ em từ 1 tuổi trở lên bị còi xương, phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu bổ sung canxi. Người lớn có nguy cơ loãng xương, người lớn loãng xương cần bổ sung canxi.

Tuy nhiên có chút lưu ý trong quá trình sử dụng đó là không dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận, tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần của sản phẩm. Người đang sử dụng thuốc khác nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng. Sản phẩm này tuy có thể dùng để có thể bổ sung canxi, nhưng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trên đây là sự nguy hiểm của bệnh loãng xương và những cách phòng tránh hiệu quả nhất mà chúng tôi đưa ra.

Xin trân trọng cảm ơn!