Loãng xương xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương
thứ phát. Trong đó yếu tố nguy cơ: giới tính (nữ giới), tuổi tác và di truyền
là không thể thay đổi. Một số yếu tố phổ biến khác bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu Canxi, Vitamin
D.
- Lạm dụng thuốc lá, bia rượu
- Uống nhiều hơn hai tách cà phê mỗi
ngày khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều Caffein
- Không thường xuyên vận động thể chất.
- Do mãn kinh sớm (trước 45 tuổi).
- Sử dụng Corticosteroid liều cao
hơn 3 tháng trong điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý
khác.
Ngoài ra, những đối tượng
thuộc nhóm nguy cơ cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương cao hơn. Điển
hình như:
- Người mắc bệnh tuyến giáp hoặc tuyến
giáp hoạt động quá mức.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
- Người bị bệnh gan và thận mãn
tính.
- Người đang gặp phải các loại bệnh
gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể như: bệnh
Crohn, Celiac và một số bệnh lý viêm ruột khác.
Cách phòng ngừa loãng
xương hiệu quả
Ngoài các yếu tố không
thể thay đổi được như gen, tuổi tác, giới tính, … việc phòng ngừa loãng xương
hoàn toàn có thể thực hiện được bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh
dưỡng hàng ngày. Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như sau:
1. Tập luyện
Các bài tập vận động
cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng xương
khớp để hạn chế nguy cơ té ngã. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ chế
độ tập luyện nào, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là cần thiết. Đặc biệt là đối với
những người ít vận động, tuổi cao trên 70 hoặc đang có bệnh lý. Các khuyến nghị
chung trong vấn đề tập luyện phòng tránh loãng xương bao gồm:
· Nếu mục tiêu chỉ là ngăn ngừa loãng
xương, các bài tập như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ, quần vợt, … là lựa chọn
lý tưởng. Các bài tập nâng cao sức bền cũng rất có lợi cho sức khỏe của xương,
phát triển, duy trì sức mạnh và khối lượng cơ bắp.
· Các bài tập như yoga, thái cực quyền, …
cũng rất có lợi bởi giúp cải thiện sự cân bằng cho cơ thể, hạn chế tối đa tình
trạng té ngã nguy hiểm.
Tuy nhiên việc tập luyện
nên duy trì với cường độ vừa phải. Thực tế, nhiều phụ nữ hiện nay đang chạy
theo những bài tập rất nặng vừa thực hiện chế độ ăn kiêng khắt khe dẫn đến nhiều
vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt, điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị
rối loạn, nồng độ Estrogen thấp dẫn đến những tác động tiêu cực cho xương.
2. Chế độ ăn giàu
vitamin D và Canxi
Nếu cơ thể thiếu Canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra để bù đắp lượng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng loãng xương thường gặp. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày là thực sự cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu Canxi gồm:
- Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo.
- Nước trái cây, thực phẩm tăng cường canxi như: Ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu phụ, …
- Cá mòi và cá hồi có xương.
- Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, bông cải xanh, …
Vitamin D giúp quá trình hấp thụ Canxi trở nên hiệu quả và thuận lợi hơn. Cụ thể, mỗi ngày, cơ thể cần 600 IU đối với người lớn và 800 IU đối với nhóm đối tượng trên 70. Thực tế, không có nhiều loại thực phẩm tự nhiên chứa Vitamin D, một số nguồn bổ sung có thể tham khảo:
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, …
- Gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng, …
- Sữa, ngũ cốc, nước cam, …
3. Ngừng hút thuốc, uống
rượu bia
Việc uống rượu mỗi
ngày sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Ảnh hưởng của thuốc lá cũng tương tự, thậm
chí nghiêm trọng hơn bởi làm rối loạn Estrogen trong cơ thể.
4. Tắm nắng
Làn da cần tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời mỗi ngày để thúc đẩy quá trình sản xuất Vitamin D. Đây là biện
pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản nhưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, thói quen tắm
nắng cũng cần tuân theo khuyến nghị về sức khỏe để tránh ung thư cũng như một
vài vấn đề không mong muốn khác.
5. Hạn chế uống đồ ngọt
Nước ngọt là một trong
những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng loãng xương bởi trong loại đồ uống
này có chứa hàm lượng photpho lớn, ngăn cơ thể hấp thụ Canxi. Vì vậy tốt nhất
là nên thay thế soda bằng các loại đồ uống giàu dinh dưỡng như nước trái cây, sữa
đậu nành, …
6. Phòng tránh té ngã
Việc giảm nguy cơ té ngã là yếu tố quan trọng để bảo vệ xương luôn khỏe mạnh. Một số khuyến nghị mà chúng tôi đưa ra như sau:
- Thực hiện các bài tập cải thiện khả năng giữ thăng bằng theo chỉ định của bác sĩ vật lý trị liệu.
- Đeo kính theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa khi cần thiết.
- Xây dựng không gian sống an toàn bằng cách lắp tay vịn trong phòng tắm, nhà vệ sinh, loại bỏ những tấm thảm trơn trượt, trang bị đèn chiếu sáng đầy đủ, …
- Mang giày đế bằng chắc chắn và vừa vặn với chân.
- Đeo thiết bị bảo vệ hông khi cần thiết.
7. Kiểm soát cân nặng
Thiếu và thừa cân đều
có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương cũng như gây hại đến sức khỏe. Do đó,
việc duy trì cân nặng hợp lý, ổn định là thực sự quan trọng.
8. Bổ sung đạm
Đạm (Protein) có trong
mọi tế bào của cơ thể, bao gồm cả xương. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng
việc bổ sung Protein sẽ làm tăng mật độ khoáng trong xương. Một số loại thực phẩm
giàu Protein có thể kể đến bao gồm: trứng, sữa, phô mai, hạnh nhân, …
9. Sử dụng thực phẩm bổ
trợ
Bên cạnh việc duy trì
thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và khám sức khỏe, việc sử dụng thực phẩm
bổ trợ cũng rất cần thiết trong việc phòng ngừa loãng xương
Thực tế trong quá
trình phòng tránh loãng xương bạn không cần phải bổ sung quá mức canxi và
vitamin D bởi nếu thừa canxi quá nhiều sẽ gây ra các bệnh rất nguy hiểm như sỏi
thận, cường giáp, rối loạn tiêu hóa...
Ở đây tôi sẽ giới thiệu
cho bạn sản phẩm có giá thành ổn định, vừa có thể bổ sung canxi để phòng ngừa loãng
xương, vừa bổ sung được rất nhiều loại vitamin cần thiết trong dinh dưỡng hàng
ngày.
Với ZGENT trong mỗi ống
10ml có chứa 108mg Canxi, 250IU vitamin D3 sẽ là vừa đủ để bạn phòng tránh được
bệnh loãng xương hiệu quả, với chi phí không hề tốn kém mà lại rất dễ sử dụng.
Ngoài ra bên trong thành phần của sản phẩm còn có chứa rất nhiều các loại
vitamin khác, bổ sung thêm vào hàm lượng vitamin mỗi ngày cho cơ thể như vitamin
K2: 5mcg; vitamin B1: 0,5mg; vitamin B5: 0,5mg; vitamin B6: 0,5mg; nước tinh
khiết.
Sản phẩm đặc biệt ở chỗ có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt làm giảm nguy cơ thiếu hụt canxi ở phụ nữ có thai và cho con bú. Trẻ em từ 1 tuổi trở lên bị còi xương, phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu bổ sung canxi. Người lớn có nguy cơ loãng xương, người lớn loãng xương cần bổ sung canxi.
Tuy nhiên có chút lưu
ý trong quá trình sử dụng đó là không dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận, tăng
canxi huyết, tăng canxi niệu, người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần
của sản phẩm. Người đang sử dụng thuốc khác nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế
trước khi dùng. Sản phẩm này tuy có thể dùng để có thể bổ sung canxi, nhưng không
phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Trên đây là Nguyên nhân
của bệnh loãng xương và những cách phòng ngừa hiệu quả nhất mà chúng tôi đưa
ra.
Xin trân trọng cảm ơn
bạn đọc!